1. Trang chủ
  2. Học sinh
  3. Câu chuyện Totto-Chi và nguyên tắc "học tập hạnh phúc"
Câu chuyện Totto-Chi và nguyên tắc "học tập hạnh phúc"
24.08.2020 Bình luận
Câu chuyện Totto-Chi và nguyên tắc "học tập hạnh phúc"

 

- Nguyên tắc “học tập hạnh phúc” mẹ dành cho Totto-Chi là như thế nào thưa chị?

 

- Có lúc Thục Chi bảo, sao giờ con ngồi bên cửa sổ trông ra không thấy bên ngoài kia trời đẹp, không khí dễ chịu như hồi con 3 tuổi nữa mẹ nhỉ? Anh trai trả lời rằng bởi Thục Chi đang mải nghĩ về toán, lo thi toán đấy.

Cứ nghĩ mình chỉ đồng hành được với con trong quãng thời gian con còn nhỏ, mai này lớn lên con phải xa mình để lo cho cuộc sống riêng. Nên bố mẹ rất muốn dành thời gian nhiều nhất có thể với tuổi thơ của con. Nếu con đồng ý học hay phấn đấu thực hiện ước mơ thì có mẹ luôn ủng hộ phía sau, để con vượt qua được nỗi sợ khó khăn ban đầu.

Thục Chi chỉ học vừa vừa & cảm thấy hạnh phúc, học tập là để trau dồi trí tuệ và tâm hồn. Mình không đua tới vị trí xuất sắc, tất nhiên cũng bởi cái duyên với sự học của con nữa, mẹ không áp đặt con vào đâu, học gì và được gì.

Cho con biết con may mắn được “ké môi trường” ở những ngôi trường tốt, với thầy cô nhiệt tâm, chứ nhiều bạn cũng tốt cũng giỏi nhưng đâu có được học, được biết tới những người thầy cô, những người bạn ấy đâu. Ở bên mọi người cho con học hỏi ra nhiều điều.

Con học tại trường Tiểu học Thực nghiệm, ngôi trường dạy con kỹ năng và tư duy,  không có áp lực thi cử và con cũng không phải trải qua một kỳ thi nào cả. Tới lớp 5 con mới đi học thêm để luyện thi. Khi con thi thử vào cấp 2, giờ thi là 8h thì 7h con mới thức dậy, tểnh tềnh tênh đi thi thôi. Con đỗ Nguyễn Tất Thành đã thấy tuyệt vời đối với con, tới khi đỗ Cầu Giấy thì quá tuyệt vời so với con rồi và thông báo trúng tuyển và AMS thì thật kỳ diệu và may mắn.

Lúc này mẹ suy nghĩ vào môi trường này có hợp với con không? Hỏi con, trả lời dứt điểm với mẹ “Mẹ có cho con vào AMS không?”. Uhm thì chúng mình lại sẵn sàng tâm thế vào cấp 2, nhưng không phải theo cách học chơi như bậc tiểu học của con nữa.

 

 

- Cô bé nhiều niềm vui tại sao lại chọn kỳ thi chuyển cấp để thử sức? 

 

- Thục Chi thấy anh trai đỗ cấp 3 vào Chuyên Khoa học tư nhiên nên bảo mẹ con muốn học trường chuyên. Mà để thi chuyển cấp thì con cần học thêm, kiến thức ở trên lớp là không đủ và con đồng ý.

Con đi học thêm những buổi đầu về kêu con mệt, không thích và thế là nghỉ. Thấy cậu em họ đi học ở MathSpace về say sưa kể chuyện vui vẻ, kể các chiến thuật của thầy Hiếu khiến Thục Chi thích thú. Và mẹ đăng ký cho con thi đầu vào trung tâm dịp cuối hè lớp 3 thì điểm con được xếp vào lớp C ở MathSpace, tiếp tục không học.

Về nhà học online MathX với thầy Hiếu năm lớp 4. Tới hè lớp 4 thì con tiếp tục thi đầu vào MathSpace và lên được lớp A1, cô Hiền phụ trách. Cũng thật may mắn con lọt vào lớp cô, cô Hiền tận tình và giảng giải cho con đến nơi đến chốn. Buổi đầu cũng khá đuối, nhưng sau đó cô nhận xét có tiến bộ hàng ngày. Tích cực lắm để leo lên lớp G, nhưng thi vẫn thiếu điểm nên vui vẻ học với cô Hiền, hai cô trò cưng nhau lắm. Và Tới dịch Covid đầu năm rồi, thầy Hiếu mở lớp luyện đề online, mẹ lại đăng ký cho con được học với thầy.

Con có cái nếp là sẽ hoàn thành bài tập trước khi tới lớp và kiên trì học, tự thu xếp bài vở của mình. Trước đây toán hình với con là kinh khủng lắm, mẹ ngồi gấp giấy hình tam giác, hình vuông… để chỉ cho con chiều cao, diện tích...

 

- Có gì khó đã có mẹ phải không chị? Và mẹ bên con như thế nào để gạt đi nỗi sợ với môn Toán?

 

- (Mẹ cười) Cũng biết con lo thi lắm nên luôn vui vẻ khích lệ để con không thấy sợ nữa. Toán hay Tiếng Anh thì tới lớp 5 Thục Chi mới ra trung tâm học, nên ban đầu con luôn đuối hơn so với các bạn, nhưng sau đó thì thầy cô thấy được sự kiên trì và chắc chắn của con, con không bị mất gốc kiến thức cơ bản. 

Để con không nản thì mẹ sẽ hướng dẫn cho những bài khó, bài nào mẹ không biết thì mẹ hỏi thầy cô,học cách giải rồi chỉ cho con. MathSpace có bao nhiêu chuyên đề là mẹ “lội” hết rồi. Như lúc tới lớp học với cô Hiền thì trước khi vào lớp, nhiều hôm 2 mẹ con còn rẽ vào quán cafe hoàn thành những bài khó. Hay tới đợt luyện đề thì mẹ nhắc con trước khi đi ngủ đánh dấu lại những bài chưa giải được, sáng hôm sau mẹ thức dậy lúc 5h sẽ ngâm cứu và hướng dẫn cho con sau đó.

Khi học lớp luyện đề, các bạn đã đạt 15/15 thì ban đầu con chỉ đạt 2/15, rồi lên 4/15 là mẹ động viên con đã tốt hơn buổi trước, đạt 7/15,8/15 là đã khen con tiến bộ vượt bậc rồi và có đề con lên được 13/15. Thế mà lên lớp các bạn toàn gọi “Giáo sư Toán” cơ đấy.

 

 

- Và làm sao để “cô bé hạnh phúc” của mẹ luôn hồn nhiên và được sống đúng lứa tuổi?

 

- Con tích cực tham gia những hoạt động của lớp, tham gia biểu diễn chương trình của trường và lớp đưa ra.

Con tham gia lớp phó học tập và được phân công kèm một số bạn chưa chăm chỉ bị thiếu kiến thức cơ bản, làm chị sao của các em đầu cấp để hướng dẫn các em bắt nhịp với các hoạt động của trường.

Con rất biết quan tâm và chia sẻ với những bạn khó khăn, thiếu thốn vật chất hoặc thiếu tình cảm.

Con thích những chuyện vui vẻ hài hước như kiểu con thích nói và học những câu nói mang tính chất hài hước của thầy Hiếu 

Hoặc là khi nào thấy mệt mỏi hay khó khăn với việc học mẹ lại rủ đi ăn uống mấy món con thích như kem hay trà sữa, hay mua sắm vài món đồ quần áo là đời lại tươi.

Con thích học đàn, hát và đọc nhiều truyện của Nguyễn Nhật Ánh, các cuốn như Bàn có năm chỗ ngồi; Làm bạn với bầu trời; Cây chuối non đi dày xanh...

Một số chuyện nước ngoài: Bác sĩ Ai- Bô – lít; Pippi tất dài; Nhóc Nicolas;

Nói chung là học thì học nhưng con vẫn dành thời gian cho những sở thích của mình chứ con không chỉ vùi đâu vào học.

 

Cảm ơn mẹ  & chúc Thục Chi cùng gia đình nhiều sức khỏe để luôn “enjoy” cuộc sống :)